Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Cách điều trị và phòng chống bệnh ung thư vú

Đối với chị em phụ nữ thì sau ung thư tử cung thì bệnh thường xuyên nguy hiểm đe dọa tới cuộc sống của người phụ nữ nói riêng đó chính là căn bệnh ung thư vú ở nữ giới. Căn bệnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh. Vậy phương pháp điều trị và phòng chống bệnh ung thư vú nào là hiệu quả nhất.
cach dieu tri va phong chong benh ung thu vu 1

Tước đây khi khoa học chưa phát triển mạnh thì trường hợp những người phụ nữ gặp phải bệnh ung thư vú khả năng tử vong rất cao. Nhưng tới thời điểm hiện nay khi công nghệ tiên tiến đã và đang phát triển mạnh thì bệnh đã có thể giảm được các mức độ tử vong cho người bệnh một cách đáng kể nếu như được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.  Đây là một căn bệnh nguy hiểm và đáng báo động cho nên mỗi người cần có các biện pháp phòng và điều trị bệnh hợp lý trước khi bệnh có thể xuất hiện trên cơ thể chúng ta. Vậy cách điều trị và phòng chống bệnh ung thư vú như thế nào? Chúng ta cùng hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau đây nhé!

Phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay

Đối với việc điều trị ung thư vú thì cũng áp dụng các phương pháp điều trị ung thư chung hiện nay theo nguyên tắc điều trị bệnh thông qua việc phân chia các giai đoạn bệnh. Trước tiên trong điều trị bệnh ung thư vú thì việc xác định giai đoạn bệnh đã đến mức độ nào. Người ta thường ưu tin phương pháp phẫu thuật để điều trị ung thư vú, cụ thể là việc cắt bỏ khối u, cắt bỏ toàn bộ vú, cắt bỏ toàn bộ vú tiết kiệm da, cắt bỏ toàn bộ vú có tái tạo vú. Sau khi trải qua các phẫu thuật hay tiểu phẫu cắt bỏ ung thư vú bước kế tiếp là người ta sử dụng phương pháp xạ trị để điêu trị những tế bào ung thư còn sót lại trong quá trình phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư trong vú hay thành ngực sau khi phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân gặp phải tình trạng ung thư đã phát sinh di căn xuống các vùng khác thì người ta sử dụng phương pháp hóa trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Hoặc điều trị nội tiết: sử dụng các hormone nhằm ngăn chặn các chất nội tiết khác gây ra ung thư vú.

Phương pháp phòng chống bệnh ung thư vú một cách hiệu quả

Hầu như bệnh có thể mắc phải ở bất kì lứa tuổi nào và kể cả nam giới chứ không riêng gì nữ giới, thường nhóm tuổi dễ mắc căn bệnh này thường là 25- 35 tuổi. Chính vì vậy nên mọi người nên phòng chống bệnh ung thư vú theo những cách sau, nhất là đối với người ở nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao thì nên chú ý:

cach dieu tri va phong chong benh ung thu vu 2
Điều trị và cách phòng chống bệnh ung thư vú nguy hiểm
  • Chế độ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn nghỉ ngơi hợp lí để có sức khỏe và sức đề kháng tốt.
  • Tránh xa thuốc lá, giảm rượu bia, các chất kích thích, tránh xa các môi trường ô nhiễm bụi bẩn hoặc nếu phải làm việc ở môi trường ô nhiễm cần đeo khẩu trang và có sử dụng quần áo bảo hộ cẩn thận.
  • Nên cho con bú sữa mẹ, hạn chế cai sữa sớm, đây cũng chính là một cách đơn giản nhất có thể giúp người mẹ điều tiết tốt các tuyến sữa ở vú tránh gặp tình trạng ứ đọng sữa và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cũng giảm xuống một cách đáng kể.
  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi, giảm mỡ trong bữa ăn hàng ngày. Mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kì để có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý đối với bệnh này.
  • Ung thư vú là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm vì vậy mà mỗi người không nên chủ quan mà nên có ý thức phòng tránh bệnh trước khi bệnh gây hại tới sức khỏe và ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Những loại rau củ giúp phòng chống bệnh ung thư

Theo các nhà khoa học, các loại rau củ như hành tây, tỏi cô đơn, khoai lang, ớt, trà, rau đắng… được chứng minh những loại rau củ giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM) khuyến cáo, một trong những yếu tố dẫn đến bệnh ung thư là do ăn uống. Theo Tổ chức Y tế thế giới, 30% người mắc bệnh ung thư được cho rằng có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh.

Nhiều bằng chứng cho thấy việc hấp thụ thường xuyên thực phẩm chứa nhiều mỡ, sữa nguyên bơ, thịt hun khói hay ướp muối có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt ung thư đại tràng và trực tràng. Ngược lại, các loại rau xanh, củ, quả tươi chứa nhiều hoạt chất chống ôxy hóa, vitamin, chất xơ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Theo các chuyên gia, ăn uống hợp lý có thể làm giảm 35% ca tử vong do ung thư. “Một chế độ ăn uống lành mạnh không phải nạp ít hay nhiều một loại thức ăn mà cơ bản là duy trì chế độ ăn uống hợp lý có đầy đủ các loại thực phẩm cơ bản như gạo, thịt, rau và trái cây”, bác sĩ Tấn Vũ lưu ý. Ông gợi ý một số loại trái cây, rau củ phổ biến ở Việt Nam được chứng minh tốt cho sức khỏe, có khả năng phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là ung thư, các gia đình nên bổ sung thêm những loại rau củ giúp phòng chống bệnh ung thư vào khẩu phần ăn như:

1. Hành tây
Hành tây được chứng minh có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày. Ảnh: Health.
Hành tây chứa vescalin (C27H20O8) là hoạt chất tự nhiên chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn loại củ này, tỷ lệ bị ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm ăn ít hoặc hoàn toàn không ăn. Riêng những trường hợp đã bị ung thư dạ dày mà áp dụng chế độ ăn bổ sung thêm hành tây thì tỷ lệ tử vong thấp hơn 30% so với nhóm còn lại.

2. Cà chua


Cà chua có lycopene và beta caroten (vitamin A tự nhiên) có tác dụng chống ôxy hóa tế bào, nhờ đó giúp phòng chống ung thư vú, dạ dày và ung thư đường tiêu hóa. Để ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là tuyến tiền liệt, nên ăn nguyên trái cà chua chưa chế biến.

3. Măng tây
Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Ảnh: phunukieuviet.

Loại măng này có hàm lượng vitamin, rutin cao, có tác dụng nhất định với các bệnh ung thư da, ung thư bàng quang… Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, bổ dưỡng mà có lợi cho sức khỏe.

4. Ớt


Chất capsaicin trong ớt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện khả năng hòa tan máu đông, chống viêm nhiễm. Chất này còn làm chậm sự phát triển, thậm chí giết chết tế bào ung thư mà không gây tổn hại đến các tế bào xung quanh.

5. Nấm

Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã phát hiện rất nhiều loại nấm như nấm hương, nấm đông, nấm rơm, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng, nấm búp có chứa hoạt chất chống ung thư. Chẳng hạn như chất pholysaccharide trong nấm đông cô, pholysaccharide trong mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu quả.

6. Rau đắng


Các chất chống oxy hóa trong rau đắng giúp loại bỏ các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất làm cho tế bào chết hoặc đột biến thành ung thư. Bổ sung rau này vào chế độ ăn hàng tuần giúp duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường quá trình trao đổi chất. Chất chống oxy hóa cũng giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Nghiên cứu đang tiếp tục chứng minh các thành phần trong rau đắng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự lây lan của bệnh này. Rau đắng là 1 trong những loại rau củ giúp phòng chống bệnh ung thư rất hiệu quả.

Lưu ý: Việc bổ sung liên tục bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian dài đều không được khuyến khích và rau đắng cũng không ngoại lệ. Chỉ nên bổ sung khi cần giảm bớt triệu chứng hoặc bệnh, không nên ăn thường xuyên trong hơn 12 tuần. Riêng bệnh nhân hen suyễn, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nhịp tim hoặc tăng đường huyết không nên dùng rau này.

7. Cà rốt


Cà rốt chứa caroten, protid, lipid, glucid, nước, cenluloz, các muối khoáng và vitamin C, D, E, B1, B2. Nước ép của cà rốt bôi ngoài da chữa một số bệnh như mụn nhọt, nấm, chàm, bỏng, vết thương lỏ loét, bổ trợ điều trị ung thư vú, ung thư biểu mô. Cà rốt và các loại rau màu xanh, vàng cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư. Theo nghiên cứu, củ cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng, vú.

8. Tỏi cô đơn
Tỏi cô đơn trước và sau khi lên men thành tỏi đen. Ảnh: Leo’s black garlic.
 Các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ chứng minh tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và các ung thư khác như đại tràng, dạ dày, vú. Những người ăn mỗi ngày một tép tỏi, nguy cơ ung thư sẽ giảm một nửa so với người không ăn.

Bác sĩ Tấn Vũ cho biết, ở miền Trung Việt Nam có loại tỏi hiếm là tỏi cô đơn (còn gọi là tỏi một nhánh) ở Lý Sơn, Phan Rang, được Đông y xếp loại là thảo dược quý vì chứa nhiều hoạt chất giúp phòng và chữa bệnh. Loại củ này có mùi hăng nồng không phải ai cũng ăn được. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách khử mùi mà vẫn giữ lại những dược chất tốt bằng phương pháp lên men tự nhiên trong 60 ngày để tạo ra tỏi đen có vị ngọt và dẻo giống trái cây sấy khô.

Quá trình lên men không làm mất các hoạt chất có lợi mà còn tăng sinh các chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi. Ăn từ một đến hai củ tỏi đen hàng ngày rất tốt cho người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, mất ngủ kinh niên.

9. Khoai lang

Loại củ này chứa chất chống ôxy hóa beta carotene, vitamin, chất khoáng và xơ giúp phòng bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư. Ăn khoai lang mỗi ngày giúp giảm 22% nguy cơ nhồi máu cơ tim ở nữ giới, giảm từ 40 đến 70% nguy cơ đột quỵ.

10.  Trà


Trà chứa phenylpolyphenol có tác dụng chống ung thư. Uống nước trà có thể phòng chống một số bệnh như ung thư gan, dạ dày. Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống trà xanh hàng ngày giảm 60% khả năng bị ung thư buồng trứng. Hầu hết các loại trà đều tốt, song trà xanh có tác dụng chống ung thư mạnh nhất.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Những thực vật tự nhiên giúp phòng chống bệnh ung thư

Khi nhắc đến căn bệnh ung thư, chắc hẳn ai cũng phải e dè bởi nó là căn bệnh nan y nguy hiểm hiện nay và cách tốt nhất để chống lại căn bệnh này là phòng chống bệnh ngay từ đâu.

Sau đây những thực vật tự nhiên giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều rau và trái cây giúp phòng ngừa ung thư phổi, miệng, thực quản, dạ dày và ung thư ruột kết do chúng chứa những hợp chất tự nhiên chống oxy hóa và hóa chất thực vật.
Nho là 1 trong những thực vật tự nhiên giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.

Chất chống oxy hóa là gì? Theo mô tả của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), cơ thể sử dụng chất dinh dưỡng nhất định trong rau và trái cây để ngăn chặn nguy cơ tổn hại các mô xảy ra thường xuyên thông qua quá trình trao đổi chất (oxy hóa). Do những tổn hại đó có thể tăng nguy cơ mắc ung thư, các chất dinh dưỡng chống oxy hóa được cho là giúp chống ung thư. Chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C, vitamin E, carotenoids, và nhiều hợp chất thực vật có lợi khác.

Dưới đây là những thực vật tự nhiên giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả để bạn đưa vào chế độ ăn uống của mình theo gợi ý trên trang web Sống khỏe mạnh và Tốt đẹp của trường Stanford về Chương trình cải thiện sức khỏe Y học.

1. Cà chua

Hợp chất chống ung thư có trong cà chua – lycopene – được chứng minh là đặc biệt hữu hiệu trong cuộc chiến chống ung thư tuyến tiền liệt. Hợp chất này dễ dàng hấp thụ vào cơ thể nếu cà chua được nấu ăn dưới dạng nước sốt cà chua, nướng, hoặc nước trái cây. Ngoài việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, lycopene cũng có thể bảo vệ chống lại ung thư vú, phổi, dạ dày và tuyến tụy.


Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng catechins trong trà xanh có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư ruột, gan, vú, và tuyến tiền liệt. (Dave Fayram, CC BY 2.0)

2. Các loại quả mọng


Hai hợp chất chống ung thư được nghiên cứu nhiều nhất trong quả mọng là acid ellagic (nhiều nhất trong dâu tây và quả mâm xôi) và anthocyanosides (nhiều nhất trong quả việt quất). Axit ellagic được cho là giúp ngăn ngừa ung thư da, bàng quang, phổi và ung thư vú, cả hai hợp chất này hoạt động như một chất chống oxy hóa và làm chậm tốc độ sinh sản của các tế bào ung thư.

Anthocyanosides trong quả việt quất hiện nay là chất chống oxy hóa mạnh nhất được biết đến trong giới khoa học và có lợi trong việc phòng chống các loại bệnh ung thư.
Hai hợp chất chống ung thư được nghiên cứu nhiều nhất trong các quả mọng là acid ellagic. (Tom Enos / Viện Tiếp thị Cherry qua hình ảnh)

3. Các loại rau họ cải (bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, cải xoăn)

Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, cải xoăn đều rất giàu loại hợp chất đã được chứng minh có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển tế bào ung thư qua một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu quy mô lớn khác trên người đã chỉ ra rằng rau họ cải giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, bàng quang.

4. Rau lá có màu xanh sẫm

Các loại rau lá xanh – như rau diếp romaine, rau cải, rau diếp xoăn, và củ cải Thụy Sĩ – chứa carotenoids giàu chất chống oxy hóa . Hợp chất này sàng lọc các gốc tự do nguy hiểm từ cơ thể trước khi chúng có thể phát triển thành ung thư. Các loại rau này cũng rất giàu folate, một loại vitamin được biết đến có thể giảm nguy cơ ung thư phổi và vú.

5. Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều catechins. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng catechins trong trà xanh có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư ruột, gan, vú, và tuyến tiền liệt.

6. Tỏi (bao gồm cả hành tây, hành lá, tỏi tây, và hẹ)

Tỏi chứa một số hợp chất mà người ta tin rằng có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các khối u. Một trong những hợp chất đó là disulfide diallyl đặc biệt có tiềm năng bảo vệ cơ thể chống ung thư da, ruột kết và phổi, mặc dù hiện vẫn chưa biết chính xác cơ chế hoạt động của nó như thế nào

7. Nho


Nho và rượu vang chứa resveratrol, được chứng minh là một chất chống oxy hóa mạnh và chống viêm. Resveratrol được cho là có thể phát huy tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào trước khi quá trình này bắt đầu xảy ra. Nho đỏ và nho tím là nguồn cung cấp dồi dào chất resveratrol.

8. Đậu


Đậu chứa một số hóa chất thực vật được chứng minh là có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình tổn thương tế bào mang tính di truyền. Loại hạt này đặc biệt hữu hiệu trong việc ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Hơn thế, hàm lượng chất xơ cao trong đậu có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa.
Đậu chứa một số hóa chất thực vật mà đã được chứng minh là có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình tổn thương di truyền cho tế bào. ( 95765, CC BY 2.0)

9. Hạt lanh

Hạt lanh ở dạng dầu và bột chứa phytoestrogens được cho là làm giảm nguy cơ ung thư vú, da, và phổi. Hiện các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu những hợp chất giúp ngừa ung thư trong loại thực vật này.
phytoestrogens, ung thư vú, da, phổi.
Hạt lanh ở dạng dầu và bột chứa phytoestrogens được cho là làm giảm nguy cơ ung thư vú, da, và phổi. (Shutterstock)

10. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc chứa nhiều hợp chất chống ung thư, bao gồm chất xơ, chất chống oxy hóa, kích thích tố nữ. Khi được bổ sung vào chế độ ăn uống hài hòa và cân bằng, ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ phát triển hầu hết các loại ung thư.

Các thực phẩm giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả

Các thực phẩm giúp phòng chống bệnh ưng thư dưới đây không chỉ có vai trò dùng trong chế biến các món ăn hàng ngày, chúng được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng trong việc phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.

Tỏi

Từ xa xưa, tỏi đã được dùng như một vị thuốc chữa trị nhiều chứng bệnh. Dân gian thường dùng tỏi để chữa các chứng bệnh như cảm cúm; các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…; các bệnh về đường tiêu hóa.

Các nghiên cứu về công dụng của tỏi cho thấy, trong thành phần có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư, ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E… có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu. Ăn tỏi được xác định có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản tụy, và ung thư vú.

Đậu nành


Đậu nành cung cấp lượng các loại vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, trở thành thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Không những thế, các nghiên cứu còn cho thấy trong thành phần của đậu nành có chứa chất isoflavone và lignin được coi là có tác dụng chống oxy hóa, có thể ức chế sự phát triển của ung thư cổ tử cung, giảm phân chia tế bào ung thư, đồng thời có ngăn chặn sự di căn của khối u hiệu quả.

Củ cải

Các chất có trong củ cải là vitamin C, tinh dầu và chất glycosid có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Vitamin C đóng vai trò như một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Vị cay trong tinh dầu cải có khả năng ức chế phân chia tế bào không bình thường. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.

Mướp đắng

Mướp đắng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tiêu biểu là protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả. Mướp đắng thường được dùng để điều trị các bệnh như bệnh tiểu đường type 2, bệnh gan, chữa ho, các bệnh ngoài da,…đặc biệt là có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả.

Lượng vitamin C dồi dào có trong mướp đắng đóng vai trò như một chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Theo nghiên cứu, thành phần protein hoạt tính có trong loại quả này có khả năng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả. Nó kích thích hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, theo nghiên cứu chiết xuất từ mướp đắng có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú.

Khoai lang tím
Khoai lang tím là 1 trong các thực phẩm giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.
 
Khoai lang có công dụng chống ung thư tuyệt vời là do nó chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA. Hormone này có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy DHEA rất hiệu quả trong việc phòng chống ung thư vú và ung thư ruột kết.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

Bí ngô

Bí ngô giàu chất chống oxy hóa, beta-carotene, đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư. Ngoài ra, chất sterol trong hạt bí ngô cũng đã được chứng minh có tác dụng chống lại một số bệnh ung thư.

Cà tím

Cà tím là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamins A, B1, B2, C và các protein. Trong thực tế, cà tím không chỉ giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp mà còn chứa nhiều chất chống ung thư. Khoa học hiện đại khám phá ra rằng, trong cà tím có “solanine” – chất có thể ngăn chặn việc phát triển của khối u trong hệ tiêu hóa.

Như vậy, các loại thực phẩm nêu trên đều được chứng minh là các thực phẩm giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả. Chính vì thế, để giúp cho bạn và gia đình phòng chống bệnh ung thư hiệu quả, các bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả trên vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình và gia đình nhé.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Công dụng phòng chống bệnh ung thư của quả mít

Ngoài vai trò là một loại trái cây thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, mít còn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nhờ các loại vitamin C, B1, khoáng chất canxi, sắt hay nhiều thành phần chất dinh dưỡng như protein, glucid… Sau đây là các công dụng phòng chống bệnh ung thư của quả mít.

Theo nghiên cứu, thành phần chất ignans, isoflavones và saponins có trong quả mít đều là các chất có công dụng phòng chống bệnh ung thư của quả mít và nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Công dụng phòng chống bệnh ung thư của quả mít
Tăng cường hệ thống miễn dịch

Mít có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào đóng vai trò như một chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn. Vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng.

Chống lại các chứng viêm nhiễm

Một trong những lợi ích của quả mít là giúp chống và làm giảm các chứng viêm nhiễm, sưng tấy như viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi cấp, viêm võng mạc, viêm tuyến vú, viêm khớp, viêm loét trên da…Người mắc các chứng viêm nhiễm thường xuyên được khuyến khích bổ sung mít vào chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày.

Chống lại bệnh ung thư

Vitamin C có trong quả mít còn giúp tạo nên công dụng phòng chống bệnh ung thư. KHông những thế, trong loại quả này còn có chứa thành phần các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây đều là các chất có đặc tính và công dụng chống lại bệnh ung thư và lão hóa rất tốt. Chúng có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào. Ăn mít là một giải phát tự nhiên tốt cho người bệnh ung thư giúp phòng và chống lại căn bệnh này một cách tự nhiên, hiệu quả.

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Không chỉ chứa nhiều thành phần là các loại vitamin và khoáng chất, trong quả mít còn chứa nhiều chất xơ có tác dụng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Không những thế, chất này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng). Mỗi người cũng nên thường xuyên bổ sung mít trong thực đơn ăn uống để phòng và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và chống viêm loét hiệu quả.

Bổ sung năng lượng


Ăn mít giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể rất tốt nhờ có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Đặc biệt, với những người mới ốm dậy ăn mít sẽ rất tốt giúp lấy lại năng lượng cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng trong quả mít thường không chứa chất béo bão hòa, cholesterol nên rất an toàn. Thành phần chất đường fructose và sucrose có trong quả mít sẽ đơợc bổ sung ngay lập tức cho cơ thể khi được tiêu thụ.

Duy trì sức khỏe cho đôi mắt và làn da

Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đôi mắt và làn da. Bên cạnh đó, mít còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

Ngăn ngừa thiếu máu

Hàm lượng vi chất sắt có trong quả mít rất dồi dào không thua kém gì so với thành phần vitamin C và chất xơ. Chính vì thế, ăn mít có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng thiếu máu của cơ thể rất tốt. Không những thế nó còn có tác dụng giúp giúp tăng cường việc lưu thông máu trong cơ thể.

Giúp tuyến giáp khỏe mạnh

Đồng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tuyến giáp, đặc biệt trong việc sản xuất hoócmôn. Trong mít có rất nhiều loại khoáng chất này. Vì vậy mà ăn mít thường xuyên sẽ giúp bạn có tuyến giáp khỏe mạnh.

Giúp xương chắc khỏe

Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường việc hấp thụ canxi của cơ thể. Magiê kết hợp với canxi sẽ giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương.

Với các công dụng phòng chống bệnh ung thư của quả mít như vậy, các bạn nên bỏ sung mít vào thực đơn ăn uống của mình và gia đình một cách hợp lý để vừa tốt cho cơ thể lại vừa có tác dụng phòng bệnh hiệu quả. Đặc biệt với những người bệnh ung thư cần ăn mít là cách đơn giản, tự nhiên giúp hỗ trợ chống lại căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.

Phòng chống bệnh ung thư với thực phẩm

Chúng ta đều biết căn bệnh ung thư đang khá phổ biển hiện nay và tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh cũng khá cao. Mỗi loại ung thư có cách chữa bệnh và phương pháp điều trị khác nhau nhưng cách chữa bệnh hữu hiệu nhất vẫn là phòng chống bệnh ung thư với thực phẩm, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Phòng chống bệnh ung thư với tỏi
Tỏi: Tổ chức Y tế Thế giới khuyên bạn nên thêm 1 nhánh tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng, ung thư dạ dày và ung thư vú.


Cà chua: Trong trái cà chua chứa nhiều chất carotenoid , một chất có thể ngăn ngừa được ung thư tuyến tiền liệt. Nó sẽ phát huy công dụng tốt nhất khi được nấu chín.


Phòng chống bệnh ung thư với các loại hạt: Các nhà nghiên cứu cho rằng trong các loại hạt chứa rất nhiều axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết. Rất nhiều sản phẩm như ngũ cốc, bột mì, mì ống… được chế biến từ các loại hạt bạn có thể dễ dàng sử dụng.


Cà rốt:
loại củ này rất giàu giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nó còn được đánh giá là rất giàu chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng hiệu quả. Đừng bỏ qua loại củ thân thiện này nhé.


Chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm một số loại ngũ cốc, các loại rau, đậu giúp giải độc và bảo vệ cơ thể chống lại ung thư ruột kết, ung thư gan.




Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Những việc nên làm để phòng chống bệnh ung thư hiệu quả

Căn bệnh ung thư thường chỉ được phát hiện khi vào gian đoạn cuối của bệnh và quá trình điều trị bệnh giai đoạn này rất khó khăn. Vì vậy cách tốt nhất là điều chỉnh thói quen sinh hoạt để không cho tế bào ung thư có cơ hội phát triển, phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.

Sau đây là những việc nên làm để phòng chống bệnh ung thư hiệu quả:

– Chăm tập thể dục: Tập thể dục là phương pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh ung thư hiệu quả và ít tốn kém nhất mà con người có thể thực hiện.

Tập thể dục thường xuyên giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại các bệnh tật và đặc biệt làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư vú.
Những việc nên làm để phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.
– Tránh xa tác động của ánh nắng mặt trời để phòng chống bệnh ung thư hiệu quả: Ánh nắng mặt trời ở những thời điểm nhất định rất có lợi cho sức khỏe, ví dụ chúng cung cấp vitamin D mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được. Điều này chắc ai cũng hiểu.

Tuy nhiên, ngoài những thời điểm mà bạn có thể phơi nắng, hãy bảo vệ làn da của mình khỏi ánh nắng mặt trời vì những tia cực tím sẽ làm tổn thương ADN của các tế bào da, gây đột biến gene và dẫn đến nguy cơ bệnh ung thư da.

– Duy trì chế độ ăn hợp lí: Ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng hay giảm thiểu nguy cơ ung thư. Một chế độ ăn uống hợp lí, thiên về thực vật sẽ gúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Trong khi ăn, hãy nhớ tránh xa các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói vì những loại đồ ăn này chứa rất nhiều chất gây bệnh ung thư.

Ngoài ra, nên hạn chế tối đa việc ăn đường vì loại thực phẩm này không những gây tăng cân, béo phì – một yếu tố dẫn đến ung thư mà còn là nguồn thực phẩm nuôi dưỡng tế bào ung thư.

– Duy trì cân nặng hợp lí: Nếu bạn duy trì trọng lượng cơ thể ở mức BMI = 25 hoặc thấp hơn nữa thì bạn sẽ tránh được nguy cơ mắc 1 số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, các bệnh túi mật, thận, thực quản, tuyến giáp…

– Tầm soát ung thư định kì: Việc tầm soát ung thư theo định kì để phòng chống bệnh ung thư hiệu quả bằng cách phát hiện sớm một số bệnh ung thư như đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, cổ tử cung và da.

Việc khám định kì bao lâu một lần và phải làm những xét nghiệm gì, bác sĩ sẽ là người tư vấn cho bạn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bạn.

Với những chia sẻ trên mong các bạn sẽ có kinh nghiệm để phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.

Những điều không nên làm để phòng chống bệnh ung thư

Căn bệnh ung thư thường chỉ được phát hiện khi vào gian đoạn cuối của bệnh và quá trình điều trị bệnh giai đoạn này rất khó khăn. Vì vậy cách tốt nhất để phòng chống bệnh ung thư hiệu quả là điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Sau đây là những điều không nên làm để phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.

Những điều không nên làm để phòng chống bệnh ung thư sau đây là những kinh nghiệm sau nhiều năm nghiên cứu của nhà khoa học Anne McTiernan – chuyên gia về bệnh ung thư tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson tại Mỹ rút kết ra.

– Không uống nhiều thức uống có cồn:
Những điều không nên làm để phòng chống bệnh ung thư
Lạm dụng thức uống có cồn gây ra nguy cơ ung thư miệng cao gấp 6 lần so với bình thường. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng chúng, hãy giới hạn trong phạm vi 2 li rượu với đàn ông và 1 li rượu với phụ nữ trong 1 ngày.

– Tránh tiếp xúc và sử dụng các chất gây ung thư:

Hiện nay, con người phải tiếp xúc với rất nhiều loại hóa chất gây ung thư có trong thực phẩm, nguồn nước, không khí…

– Không hút thuốc lá:

Thuốc lá là tác nhân gây ra rất nhiều căn bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư họng, ung thư thực quản và ung thư dạ dày… Chính vì thế, bạn không nên hút thuốc và sử dụng bất kì sản phẩm nào khác từ thuốc lá.

– Tránh sử dụng liệu pháp thay thế hormone thời kì mãn kinh:

Sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong thời kì mãn kinh có nghĩa là thay thế hormone mà cơ thể không còn tự sản xuất được sau khi mãn kinh để giảm bớt những cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung với việc sử dụng hoócmôn. Nếu cần phải dùng thì hãy hạn chế liều sử dụng dưới 5 năm.

Hãy bảo vệ mình bằng cách lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, đeo khẩu trang khi ra ngoài để lọc bỏ khói bụi độc hại qua đường thở và duy trì nguồn không khí không ô nhiễm trong gia đình.

Hi vọng với những điều không nên làm để phòng chống bệnh ung thư các bạn sẽ có những kinh nghiệm sống cho bản thân mình.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Chế độ ăn giúp phòng chống bệnh ung thư

Hiện nay với tỉ lệ mắc bệnh ung thư đang ngày càng cao, khiến cho ai cũng phải lo lắng trước các thống kê của căn bệnh này. Vậy làm sao để phòng chống bệnh ung thư ? Hãy cùng JapanFucoidan tham khảo chế độ ăn giúp phòng chống bệnh ung thư sau đây nhé!

Chế độ ăn giúp phòng chống bệnh ung thư với thực vật


Để phòng chống bệnh ung thư bạn nên ăn nhiều các loại rau, củ, quả. Các loại thực vật sẽ cung cấp các vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng để có thể chống lại các yếu tố có hại gây ung thư. Thêm 1 lợi ích khác của thực vật là nó ít tinh bột và năng lượng sẽ không làm cho bạn thăng cân.
Chế độ ăn giúp phòng chống bệnh ung thư với thực vật
Ăn nhiều rau tươi và quả chín

Khoa học đã chứng minh chế độ ăn nhiều rau quả giúp phòng chống bệnh ung thư đến 20% nguy cơ mắc bệnh. Các khoáng chất, vitamin, các thành phần khác trong quả chín và rau củ giúp hạn chế các tác nhân gây ung thư gậy hại cho cơ thể. Đặc biệt là các loại rau có lá màu xanh thẩm, cà rốt, chanh, cải bắp vì chúng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư. Mỗi người nên sử dụng 500g quả chín và rau tươi mỗi ngày.

Để thay đổi khẩu vị và  tạo nên sự dồi dào của các vitamin, khoáng chất tự nhiên do chúng mang lại bạn nên ăn đa dạng các loại rau xanh, quả tươi.

Hạn chế ăn thịt có màu đỏ để phòng chống bệnh ung thư

Khi bạn ăn nhiều thịt có mảu đỏ, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các chứng ung thư và nó cũng không tốt cho sức của bạn nữa. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn nên xen kẽ giữa các món cá, mực, tôm để thay thế các loại thịt có màu đỏ và bạn cũng không nên ăn quá 80g thịt màu đỏ trong 1 ngày.

Chế độ ăn giúp phòng chống bệnh ung thư: Hạn chế chất béo và muối

Khi ăn mặn có thể làm cơ thể bạn suy yếu chức năng của hệ miễn dịch khiến các nhân tố gây bệnh ung thư dễ dàng xâm nhập hơn và tác động vào cơ thể. Hãy hạn chế ăn mặn tối đa nếu có thể nhé.

Nên chọn các thực phẩm ít chất béo, có thể sử dụng các loại sữa đã tách bơ, ăn ít các món chiên, xào,, ăn thịt nạc, thịt gà bỏ da, hạn chế các loại bánh ngọt có chất béo là tốt nhất.

Không nên sử dụng thực phẩm được chế biến sẵn bởi chúng chứa rất nhiều chất béo, muối, đường tinh chế mặt khác các sản phẩm chế biến sẵn không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm.

Mỗi tháng hãy duy trì ăn chay 4-5 ngày


Để thanh lọc cơ thể và tăng cường sức đề kháng giúp bạn phòng chống các bệnh ung thư hiệu quả, hãy thực hiện chế độ ăn chay 4-5 ngày / tháng. Ăn chay còn giúp bạn đổi khẩu vị và sẽ thấy ăn ngon hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn đấy.

Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác

Nếu uống thì chỉ nên uống một lượng nhỏ, và càng hạn chế càng tốt.

Tuyệt đối không nên vừa uống rượu và hút thuốc vì sự kết hợp giữa rượu và thuốc trong cơ thể sẽ khiến nguy cơ mắc các bệnh ung thư tăng lên gấp đôi đấy. Vì vậy tốt nhất hãy nói không với rượu, bia và thuốc lá nhé.

Trên đây là chế độ ăn giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả, giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe, phòng chống bệnh tật đặc biệt là các căn bệnh ung thư. Hãy biết cách bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình thật tốt bằng chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo chất dinh dưỡng hàng ngày nhé.

Phòng chống bệnh ung thư như thế nào?

Câu hỏi rất nhiều người đang quan tâm gần đây: Phòng chống bệnh ung thư như thế nào? Thuốc nhuộm, sử dụng điện thoại di động không đúng cách, hay ăn nhiều thịt nướng là những lý do gần đây được nhắc đến như những yếu tố liên quan đến ung thư. Vậy thực tế thì thế nào?

Theo các nghiên cứu, các yếu tố môi trường được ước tính chiếm khoảng 95% các trường hợp ung thư mà bác sĩ điều trị và gien là yếu tố gây ra khoảng 5% các trường hợp ung thư. Nguyên nhân gián tiếp gây ra ung thư là các yếu tố môi trường và hormone.

Phòng chống bệnh ung thư bằng cách tạo thói quen phòng bệnh

Tại sao những người có tiền sử gia đình ung thư nhưng lại không bao giờ mắc bệnh ung thư? Tại sao một số người không bao giờ hút thuốc lá lại bị ung thư? Vì khó mà quy bao nhiêu trường hợp ung thư do gien và bao nhiêu do môi trường, trong khi chúng ta chưa biết gien nào là “thủ phạm”.
Phòng chống bệnh ung thư như thế nào?
Ít có thói quen phòng bệnh, có bệnh thì mới chữa là những thoái quen của người Việt Nam, đa số các trường hợp ung thư ở nước ta khi phát hiện ra thường ở giai đoạn cuối và không còn khả năng chữa trị. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” rất phù hợp với bệnh ung thư. Vậy tại sao bạn không thay đổi thói quen trên ngay từ lúc này? Đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị ung thư sự có gien kích hoạt gây ung thư khi bị phơi nhiễm với một yếu tố môi trường nguy hiểm nào đó: thói quen ăn uống, thuốc lá, bia rượu, vận động cơ thể, môi trường làm việc, mức độ phơi nhiễm với các hóa chất trong cuộc sống.

Bạn nên đi khám sức khỏe tổng quan định kỳ, thường 6 đến 1 năm một lần để có thể phát hiện ung thư giai đoạn sớm. Như vậy khả năng chữa khỏi ung thư sẽ rất lớn.

Phòng chống ung thư với chế độ dinh dưỡng lành mạnh:


Khi cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh sẽ làm tăng sức đề kháng với các tế bào ung thư. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh phải chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất.

Nên bổ sung các thực phẩm phòng chống ung thư có chứa các thành phần có khả năng hạn chế tế bào gây ung thư như: cải xanh, bắp cải, đu đủ, tỏi, hành, cà chua, súp lơ và trái cây thuộc họ cam

Hạn chế hút thuốc lá, rượu, bia.

Không nên dùng nước có nguy cơ bị ô nhiễm, nên dùng nước máy hoặc nước đã qua xử lý hệ thống bình lọc để đảm bảo an toàn không nhiễm độc kim loại nặng như: chì, asen,…

Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là cafe không nên dùng quá 2 ly trong một ngày.

Tránh hoặc giảm ăn các thực phẩm chứa nguy cơ gây ung thư: các món nướng, chiên, giảm ăn chất béo động vật,… năng ăn đồ luộc và dầu thực vật, nên mua các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Thói quen sinh hoạt tác động đến phòng chống bệnh ung thư như thế nào?:

Bạn nên ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể thao sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, đồng thời tăng sức đề kháng và miễn dịch đối với các tế bào ung thư.

Giấc ngủ vô cùng quan trọng để lập lại cân bằng sau một ngày hoạt động. Nên ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày, tốt nhất là 7-8 tiếng.

Hạn chế tiếp xúc môi trường độc hại, đeo khẩu trang khi ra đường, trong hầm mỏ, xưởng xí nghiệp, …

Con người là món quà của tạo hóa, vì vậy bạn, mỗi chúng ta nên lắng nghe cơ thể nói và chăm sóc cơ thể thể để có một sức khỏe thật tốt. Chúc các bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Phòng chống bệnh ung thư như thế nào?”

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Thuốc phòng chống bệnh Ung thư

Yushu Fucoidan là sản phẩm hoàn hảo nhất phù hợp với những người muốn phòng bệnh Ung thư.
Yushu
Yushu Fucoidan
Công dụng chính của Yushu Fucoidan:
  • Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh Ung thư. Thúc đẩy tế bào ung thư tự chết và ngăn chặn tế bào ung thư hình thành mạch máu mới
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị khi điều trị ung thư
  • Tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp, chống thiếu máu, cải thiện các điều kiện bất lợi trong đường ruột
  • Giảm hàm lượng Cholesterol và đường trong máu
  • Ngăn ngừa lão hóa và phù hợp với người ăn chay. Đặc biệt phù hợp cho người muốn phòng bệnh Ung thư.
Thành phần chính của Yushu Fucoidan:
Fucoidan nguyên chất chiết xuất từ Mekabu: 300mg
Bột nấm Agaricus Blazei: 30mg
Liều dùng:
  • Phòng bệnh: 1-3 viên/ ngày.
  • Điều trị: 10-40 viên/ ngày tùy tình trạng sức khỏe. Liều dùng gợi ý được gửi kèm trong sản phẩm.

LIÊN HỆ 0916 338 887 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ SẢN PHẨM

Nhận biết và cách phòng chống ung thư da vào mùa hè

Để phòng chống ung thư da, nên hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời từ 10h sáng đến 16h là thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh nhất.
Mỗi năm có hơn 3,5 triệu trường hợp ung thư da được chẩn đoán ở Mỹ, hơn 90% trong số đó được gây ra bởi các tia cực tím của mặt trời. Do đó có thể làm giảm nguy cơ ung thư da bằng cách hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với bức xạ tia cực tím. Phát hiện sớm ung thư da mang lại thành công lớn nhất cho điều trị.
Ung thư da là gì?
Ung thư da là sự tăng trưởng bất thường của tế bào da. Có ba loại chính của ung thư da là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố.
Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại nhẹ nhất, hiếm khi di căn và hiếm khi gây tử vong, có thể dễ dàng điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Ung thư biểu mô tế bào vảy thường gặp vùng da tiếp xúc với ánh nắng, biểu hiện vết loét, không đau, gồ lên hoặc lõm xuống, tiến triển chậm nhưng tương lai sẽ gây di căn.
Ung thư tế bào hắc tố là loại ung thư nguy hiểm, có thể xuất phát từ nốt ruồi đã có từ lâu. Dấu hiệu cảnh báo nốt ruồi chuyển thành khối u ác tính là nốt ruồi có sự thay đổi to hơn, không đối xứng, nhô cao, màu sắc không đồng nhất, xuất hiện của một nốt ruồi mới ở tuổi trưởng thành, đau, ngứa, lở loét, mẩn đỏ xung quanh hoặc chảy máu.
Hơn 90% các trường hợp ung thư da được gây ra bởi các tia cực tím của mặt trời. Ảnh minh họa: webmd
Hơn 90% các trường hợp ung thư da được gây ra bởi các tia cực tím của mặt trời. Ảnh minh họa: webmd
Nguyên nhân ung thư da
Bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính của ung thư da. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư da bao gồm:
– Màu da: Bất cứ người màu da nào cũng có thể bị ung thư da. Tuy nhiên ở những người da trắng, có ít sắc tố melanin bảo vệ da thì nguy cơ ung thư da cao hơn người có làn da sẫm màu.
– Da hay bị cháy nắng, phơi nắng quá mức.
– Nốt ruồi: Những người có nhiều nốt ruồi hoặc nốt ruồi bất thường có nguy cơ ung thư da. Những thay đổi về tính chất của nốt ruồi như hình dạng, máu sắc, nhô cao, kích thước… cần được chú ý và nên đi khám.
– Lịch sử gia đình mắc bệnh ung thư da. Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu như HIV / AIDS, bệnh bạch cầu, dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng có nguy cơ phát triển ung thư da.
– Lớn tuổi. Nguy cơ ung thư da tăng theo tuổi tác, chủ yếu là do ung thư da phát triển chậm. Các thay đổi ở da ung thư trong thời thơ ấu hay tuổi niên thiếu có thể không trở nên rõ ràng cho đến tuổi trung niên.
Phòng ngừa ung thư da
Hầu hết mọi người muốn tận hưởng tia nắng mắt trời trong ngày bởi sự ấm áp và nó có thể làm chúng ta thư giãn và sảng khoái tinh thần. Cần biết tận hưởng ánh nắng mặt trời một cách thông minh, khai thác tối đa tác dụng và hạn chế tác hại của chúng cho làn da theo các quy tắc:
– Hạn chế tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời trong thời gian 10h sáng đến 4h chiều, vì đây là thời điểm tia cực tím mặt trời mạnh nhất. Nên dành buổi sáng sớm và chiều tối để thưởng thức các hoạt động ngoài trời yêu thích.
– Quần áo che chắn có thể là hình thức hiệu quả nhất chống nắng. Kính mát bao quanh ngăn chặn 99-100% các tia cực tím và có hiệu quả bảo vệ cả hai mắt cũng như vùng da xung quanh, giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như đục thủy tinh thể để khối u ác tính của mắt và mí mắt.
Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15 và chỉ số PA hợp lý. Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm hai phần chính:
– UVA tấn công vào sâu bên trong da, làm suy giảm hệ miễn dịch trên da, gây ung thư da, lão hóa da.
– UVB tấn công bề mặt da, gây đen da và sạm da.
Hai chỉ số trên kem chống nắng cần quan tâm là SPF và PA. Chỉ số SPF liên quan đến UVB (khả năng chống tác hại đen da, sậm da). Chỉ số PA liên quan đến việc bảo vệ da khỏi tia UVA (gây ung thư da, lão hóa da)
Chỉ số SPF
Khả năng bảo vệ da, hấp thu tia UVB của kem chống nắng là SPF 15 thì khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng là 93,3%, còn SPF 30 thì con số này là 96,7%. SPF càng cao khả năng chống tác hại ánh nắng càng tốt, tuy nhiên SPF càng cao khả năng kích ứng da càng nhiều, trong khi từ SPF 15 trở lên thì sự chênh chệch về khả năng chống nắng không đáng kể.
Thời gian kem chống nắng bảo vệ da dưới tia UVB: 1 SPF có khả năng bảo vệ da, hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Theo nguyên tắc, chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời được lâu hơn. Như vậy SPF 15 thời gian kem bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời là 2h30, còn SPF 30 thì thời gian đó là 5h. Tuy nhiên do tác động của niều yếu tố như khí hậu, bụi bẩn, cách sử dụng kem, tính chất da từng cá thể cũng như đặc điểm của hoạt động ngoài trời khi sử dụng kem chống nắng nên hầu hết kem chống nắng chỉ phát huy được 50-60% thời gian thực tế trên lý thuyết.
Chỉ số PA
Là chỉ số nói lên khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng. PA+: Có hiệu quả chống tia UVA (mức độ 40-50%); PA++: Rất hiệu quả chống tia UVA (mức độ 60-70%) và PA+++: Hiệu quả chống tia UVA cao nhất (mức độ 90% trở lên).
Bôi kem chống nắng đúng cách
– Bôi 30 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng.
– Bôi lượng vừa đủ, ví dụ một lượng khoảng bằng ngón tay cái cho mặt và trọng lượng bằng quả banh tenis cho toàn thân.
– Bôi lại sau mỗi hai giờ hoặc sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi quá mức.
– Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, quanh năm, trong mọi loại thời tiết vì ánh sáng mặt trời phản chiếu trên tuyết, nước đá, cát và nước, tăng cường hiệu ứng tia cực tím lên đến 80%. Thậm chí vào những ngày u ám, nhiều mây, râm mát thì có đến 70-80% của tia cực tím đi qua các đám mây.